Xét nghiệm nội tiết tố nữ vào thời điểm nào và gồm những gì?

Nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý. Do đó, việc làm xét nghiệm nội tiết tố nữ là điều cần thiết, nên được kiểm tra định kỳ và theo dõi thường xuyên.

1. Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm nhiều xét nghiệm nhỏ, để đánh giá chức năng hoạt động và khả năng dự trữ noãn của buồng trứng. Làm xét nghiệm này với mục đích theo dõi và đánh giá được sức khỏe sinh sản, khả năng mang thai cũng nhưng đời sống tình dục của người phụ nữ.

blank

Xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm 7 xét nghiệm nhỏ

Làm xét nghiệm nội tiết tố nữ thường xuyên giúp phát hiện sớm những rối loạn, những bất thường trong hệ nội tiết để có những phương án phòng ngừa và điều trị kịp thời. Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ nên làm xét nghiệm ít nhất 2 lần/năm.

2. Xét nghiệm nội tiết tố nữ khi nào?

Các trường hợp phụ nữ được khuyến cáo nên làm xét nghiệm nội tiết tố:

  • Phụ nữ trên 35 tuổi.
  • Người chuẩn bị sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản (thụ tinh ống nghiệm).
  • Người có chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, kinh ra không đều (rất ít hoặc rất nhiều), thời gian diễn ra chu kỳ kinh không ổn định.
  • Người không có kinh (vô kinh nguyên phát) hoặc người đã từng có kinh nhưng bị mất kinh nhiều hơn 3 tháng (vô kinh thứ phát).
  • Âm đạo chảy máu bất thường.
  • Các trường hợp nghi ngờ đa nang buồng trứng.
  • Người gặp khó khăn trong quá trình thụ thai.
  • Phụ nữ có cơ thể mệt mỏi, suy nhược, mất hoặc khó ngủ, vã nhiều mồ hôi, rụng tóc, tăng cân không kiểm soát.

3. Các xét nghiệm nội tiết tố nữ

  • Xét nghiệm nội tiết tố nữ toàn diện bao gồm 7 xét nghiệm nhỏ: Estrogen, Progesterone, FSH, LH, Prolactin, AMH, Testosterone.
  • Testosterone dù được xem là hormone nam giới, nhưng cơ thể nữ giới vẫn cần và sản xuất ra một lượng nhỏ loại hormone này.

blank

Phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm nội tiết tố nữ theo định kỳ

4. Xét nghiệm chỉ số Estrogen

  • Estrogen là hormone sinh dục chính ở nữ giới, nó quyết định vóc dáng, giọng nói, sức khỏe và sinh lý của người phụ nữ. Hormone này được tổng hợp tại buồng trứng và một lượng nhỏ ở tuyến thượng thận. 
  • Estrogen tồn tại tự nhiên trong cơ thể ở 3 dạng: 17β-estradiol, Estron và Estriol. Trong đó 17β-estradiol là estrogen được tổng hợp nhiều nhất và có tác dụng sinh học mạnh nhất.
  • Estrogen của phụ nữ dao động trong khoảng 15 – 350 pg/ml.​ Phụ nữ sau mãn kinh có nồng độ chỉ khoảng 10 – 20 pg/ml.

5. Xét nghiệm chỉ số Progesterone

  • Progesterone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, làm dày lớp niêm mạc, ức chế quá trình chín và rụng trứng. Khi cơ thể người phụ nữ mang thai, hormone này có chức năng tăng kích thước tử cung để bào thai phát triển, làm mềm cơ tử cung ngăn chặn các cơn co thắt tử để bảo vệ thai nhi.
  • Hormone này chủ yếu sản sinh tại hoàng thể của buồng trứng, một lượng nhỏ ở tuyến thượng thận.

6. Xét nghiệm chỉ số FSH

  • FSH có chức năng chính là kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và kích thích sự tăng trưởng của trứng, làm cho trứng trưởng thành và sẵn sàng cho quá trình rụng trứng. Trong quá trình mang thai của người phụ nữ, FSH giúp hình thành nhau thai trong những tháng đầu.
  • Sự tăng hay giảm FSH bất thường có thể dẫn đến nhiều rắc rối như chu kỳ thất thường, giảm ham muốn, suy tuyến yên, giảm khả năng sinh sản…
  • Kết quả xét nghiệm FSH là bình thường nếu nồng độ FSH đo được trong cơ thể là từ 1,4 – 9,6 IU/L.

7. Xét nghiệm chỉ số LH

Hormone LH có chức năng trong quá trình sinh sản, quyết định đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Hormone này được tiết ra ở thùy trước tuyến yên. 

Nồng độ LH bình thường trong khoảng từ 0,8 – 26 IU/L.

8. Xét nghiệm chỉ số Prolactin

  • Prolactin  có vai trò trong quá trình tiết sữa ở người phụ nữ đang cho con bú. Nồng độ hormone này cao ở phụ nữ đang cho con bú là hoàn toàn bình thường nhưng nhưng nếu nồng độ này quá cao ở phụ nữ bình thường có thể gây vô sinh.
  • Prolactin là hormon được sản xuất tại tuyến yên ở não bộ, còn được gọi là lactogenic hormone.

9. Xét nghiệm chỉ số AMH

  • Xét nghiệm AMH là một trong những thủ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình chẩn đoán và điều trị hiếm muộn bởi nó đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng một cách chính xác nhất.
  • Nồng độ AMH an toàn là từ 2 – 6,8 ng/ml. AMH quá cao hoặc quá thấp đều không tốt. Nếu nồng độ AMH quá cao dẫn tới gia tăng nguy cơ quá kích buồng trứng, dẫn tới vô sinh; Khi nồng độ AMH quá thấp: làm giảm khả năng đáp ứng thuốc khi thụ tinh ống nghiệm.

10. Xét nghiệm chỉ số Testosterone

Testosterone với vai trò là một loại hormone nam giới. Tuy nhiên, trong cơ thể người phụ nữ cũng có một lượng Testosterone nhất định và cần thiết.

Nồng độ Testosterone ở ngưỡng bình thường của người phụ nữ là từ 15 – 70 mg/dL.

 

Xét nghiệm nội tiết tố nữ vào thời điểm nào?

Khác với các xét nghiệm máu, xét nghiệm nội tiết tố nữ không cần phải nhịn ăn sáng, tuy nhiên chị em cần lưu ý về thời điểm xét nghiệm được chính xác.

blank

Các xét nghiệm cần được thực hiện vào thời điểm thích hợp

  • Xét nghiệm chỉ số FSH và LH: từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của vòng kinh.
  •  Xét nghiệm chỉ số progesterone: Trong ngày thứ 21 của vòng kinh 28 ngày.

Riêng xét nghiệm chỉ số prolactin, testosterone, estrogen và AMH có thể thực hiện ở tất cả các ngày, tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm.

Hy vọng rằng các thông tin về xét nghiệm nội tiết tố nữ trong bài viết này đã giúp ích được cho quý độc giả, giúp các chị em có hiểu biết thêm cũng như chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân.

 

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ BẢO TÍN

Trụ sở: Số 12/126 phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội

VPGD Hà Nội: P. 702, Tòa N04B – T1 Khu ngoại giao đoàn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

VPGD Đà Nẵng: coming soon

VPGD Sài Gòn: coming soon

Hotline: 0904 663 996/ 0966 460 068

Email: [email protected]

 

Công ty TNHH thiết bị y tế bảo tín

Tin tức nổi bật

blank

TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ BẢO TÍN TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH MÔ TẢ CÔNG VIỆC – Tìm kiếm và mở rộng khách hàng cho tất cả các sản phẩm của công ty – Chủ động duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng; – Đảm bảo hoàn

blank

Những tác dụng phụ của vắc-xin Moderna, Pfizer & Astrazeneca

Những tác dụng phụ có thể gặp phải của vắc-xin Moderna, Pfizer & Astrazeneca. Theo dữ liệu thử nghiệm, hầu hết các phản ứng phụ này đều nhẹ và hết trong vòng một vài ngày sau khi tiêm. 1/ Moderna: dành cho độ tuổi từ 12 tuổi trở lên – 2 liều chích, mỗi liều

blank

Tìm hiểu về cách thức hoạt động của Vắc-xin Covid-19

Những Điều Các Bạn Cần Biết Vắc-xin ngừa COVID-19 an toàn và hiệu quả. Quý vị có thể có tác dụng phụ sau khi chủng ngừa, nhưng điều đó là bình thường. Thường phải mất hai tuần sau khi được tiêm chủng đầy đủ để cơ thể quý vị tạo hàng rào bảo vệ (miễn dịch) chống lại

Scroll to Top